Anh chị em trong nhà có tranh cãi là chuyện bình thường. Mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nếu bố mẹ tìm được điểm cân bằng và biết hướng dẫn để con tự giải quyết vấn đề.
👩👧👦 Lấy ví dụ từ các nhân vật trẻ yêu thích
Một số nhân vật trong bộ phim hay cuốn sách mà con bạn yêu thích thường xảy ra xung đột, đặc biệt với chính anh chị em mình. Vì thế, nếu con đánh nhau, cha mẹ nên nhắc chúng nhớ cách Lọ Lem tha thứ các chị hay Harry Potter cuối cùng làm hòa với anh họ Dudley. Đương nhiên, những ví dụ này cần hướng tới câu chuyện về cách giải quyết xung đột, lòng vị tha và tầm quan trọng của gia đình.
👩👧👦 Lập bình tích tiền
Tương tự việc làm bình đựng tiền phạt nếu nói tục, cha mẹ có thể quy định phạt tiền nếu trẻ đánh nhau. Trong trường hợp trẻ không có tiền, tiền phạt sẽ thay bằng tờ giấy ghi công việc nhà trẻ cần hoàn thành để “trả giá” cho hành vi ẩu đả với anh chị em ruột.
👩👧👦 Cho trẻ viết thư
Sau mỗi “cuộc chiến”, phụ huynh nên cho con ngồi lại, viết ra cảm xúc của mình. Điều này giúp trẻ nói ra cảm nhận, đồng thời giúp vấn đề trở nên đơn giản. Trẻ sẽ sớm nhận ra mình đánh nhau với anh em ruột thịt vì chuyện không đáng. Ngoài ra, với những trẻ không thích viết lách, đây coi như hình phạt, khiến chúng ngại gây gổ.4.
👩👧👦 Đối thoại 1 – 1
Thỉnh thoảng, việc chỉ trò chuyện với một người sẽ khiến những đứa trẻ khác ghen tỵ nhưng nó thực sự hiệu quả. Cha mẹ tách từng đứa ra để trò chuyện để chúng hiểu được quan tâm như nhau, không cần gây chú ý bằng bạo lực. Phương pháp này cũng tạo khoảng cách vừa phải giữa các con. Đương nhiên, để đảm bảo không tạo tác dụng ngược, phụ huynh cần chắc chắn mình đang công bằng trong đối xử với các con.
👩👧👦Huấn luyện con tự đối mặt và bảo vệ mình
Khi trẻ xung đột, việc phụ huynh bảo vệ một trong hai người sẽ khiến người còn lại cảm thấy bạn thiên vị và tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thay vì thế, cha mẹ nên hướng dẫn để con tự giải quyết, ít nhất thẳng thắn nói rõ suy nghĩ với nhau.
👩👧👦Để con cùng giải quyết vấn đề
Nếu con đang đánh nhau, phụ huynh nên tạo việc gì đó, ví dụ câu đố, để trẻ hợp tác hoàn thành. Khi trẻ giải xong câu đố, người lớn có thể đưa ra thử thách khó hơn, giúp con vừa quên mất mâu thuẫn vừa biết cách giúp đỡ, hỗ trợ nhau.
👩👧👦Đưa trẻ ra ngoài
Nếu phụ huynh tạo được thời gian, địa điểm cụ thể cho vấn đề của con, trẻ hiểu rằng bên trong ngôi nhà không phải nơi để đánh nhau hay la hét. Việc này cũng cho trẻ cơ hội xả hơi và dần bỏ thói xấu đánh nhau
👩👧👦 Lên kế hoạch nghỉ dưỡng
Các dịp kết nối rất quan trọng trong việc giúp trẻ hòa hợp với nhau. Kế hoạch cho kỳ nghỉ không cần quá công phu, chỉ cần để trẻ cùng nhau lên lịch và cắm trại cuối tuần hay thăm sở thú.
👩👧👦 Ghi nhận những lúc trẻ ngoan
Đừng chỉ nhớ đến những thời điểm trẻ hành xử tồi tệ. Thay vào đó, cha mẹ nên có lời khen, hoặc thưởng khi các con hòa thuận. Việc khích lệ điều tích cực cũng quan trọng như ngăn chặn chuyện tiêu cực.
👩👧👦 Tạo cho con thói quen suy ngẫm
Với những cuộc xung đột giữa các con, thay vì phán xét, xử lý, người lớn có thể yêu cầu trẻ suy ngẫm mọi chuyện, để chúng tự đánh giá mâu thuẫn đó ở mức nhỏ, trung bình hay lớn. Suy nghĩ cẩn thận, tự trẻ sẽ nhận ra chúng đang nghiêm trọng hóa vấn đề và tìm ra cách sắp xếp lại.
Trong mùa dịch chắc hẳn các anh chị em đang nghỉ ở nhà thời gian dài sẽ không tránh khỏi những lúc vui chơi cãi vã, hy vọng với những mẹo nhỏ mà Iris vừa chia sẻ trên sẽ giúp ba mẹ giải thoát khỏi những trận chiến hòa giải đau đầu, giúp các bạn nhỏ hiểu và yêu thương nhau hơn.
Nguồn: Sưu Tầm.